您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Siêu máy tính dự đoán Everton vs MU, 19h30 ngày 15/2
Ngoại Hạng Anh1895人已围观
简介 Pha lê - 21/02/2025 18:14 Máy tính dự đoán ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2: Derby của Đại bàng
Ngoại Hạng AnhPhạm Xuân Hải - 22/02/2025 05:25 Ngoại Hạng A ...
阅读更多Tôi không biến học sinh thành những cỗ máy giải Toán
Ngoại Hạng AnhỞ đại học, chúng tôi học chuyên ngành Toán học, bởi vậy nên chúng tôi thường xuyên phải giải những bài toán khó, thậm chí là rất khó. Có hôm, chúng tôi được một vị giáo sư Toán học nổi tiếng là giảng viên một môn học yêu cầu giải một bài toán thuộc dạng rất khó. Khi ra đề xong, giáo sư nói: "Các anh chị giải đi, bài này người ta đã giải được cách đây mấy trăm năm rồi đấy". "Bài toán từ mấy thế kỷ mà bây giờ vẫn thấy khó vậy sao? Rồi bao nhiêu thành tựu về khoa học, văn hóa, nghệ thuật của thế giới mà chúng ta đang được tận hưởng như điện thoại, máy tính, internet hay những tác phẩm văn học nổi tiếng... đều xuất phát từ những quốc gia khác chứ không phải xuất phát từ đất nước mình. Hóa ra mình chỉ thường là người tiếp nhận tri thức chứ không phải là người tạo ra tri thức", tôi chợt nghĩ vậy.
Mang những suy nghĩ này nên tôi hay quan tâm đến "giáo dục khai phóng". Theo nhiều chuyên gia thì mô hình này là trang bị cho người học năng lực thích ứng với thay đổi trong môi trường công việc và xã hội nhờ phông nền kiến thức rộng và những kỹ năng sống còn như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Khi đi dạy học, tôi được biết việc thúc đẩy tính tích cực trong học tập của học sinh luôn là việc mà ngành giáo dục chú trọng. Trong giáo dục hiện đại, ngành Giáo dục luôn mong muốn có những tiết học mà người giáo viên chỉ đóng vai trò điều hành, giữ nhịp; còn các em học sinh mới là người chủ động tìm tòi, phát hiện... Nhưng từ trước nay, giờ lên lớp của chúng tôi thường theo một công thức sẵn có: kiểm tra bài cũ, giảng bài mới theo kiểu thầy giảng trò chép, tổng kết bài học, rồi giao bài tập cho học sinh.
Tuy nhiên, do được học hỏi nhiều và tự tìm hiểu, nên tôi đã nhận thấy rằng cách giảng dạy như vậy chứa nhiều bất cập: lớp học có thể trật tự, nhưng hiệu quả không cao, cách giải thường chỉ do thầy cô giáo làm mẫu, học sinh bắt chước chứ không hiểu sâu bài học...
>> 12 năm học Toán, Lý, Hóa cũng chỉ để quên
Được lãnh đạo nhà trường khuyến khích, tôi cùng nhiều giáo viên trong trường cố gắng thay đổi từng bước. Ngoài việc khơi gợi niềm yêu thích, đam mê, tôi luôn tuyệt đối tôn trọng mỗi học sinh của mình. Với tôi, từ mẫu giáo đến lớp 12, học sinh luôn là chủ thể có suy nghĩ, chính kiến..., dù đúng dù sai các em vẫn cần được tự làm việc mà mình thấy đúng, tuyệt đối không phải nhận những lời trách mắng từ phía giáo viên.
Tôi được biết nhiều nền giáo dục tiên tiến coi trọng việc đặt câu hỏi hơn việc trả lời câu hỏi. Bởi vậy, với tôi, các em được quyền đặt mọi câu hỏi, không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn. Trong một chương trình trên truyền hình cách đây mấy năm, có kể về trường hợp một học sinh Israel bày tỏ mong muốn bay lên mặt trăng và được thầy giáo khuyến khích. Tôi cũng có những học sinh với mong muốn như vậy và luôn khuyến khích em thực hiện giấc mơ của mình.
Ngoài ra, phương châm chủ đạo của tôi là luôn để các em được làm chính mình, coi học sinh là trung tâm. Ít khi tôi dùng từ "dạy" với các em, mà tôi hay dùng từ "thảo luận, tranh luận" – thảo luận về một vấn đề, tranh luận về một bài toán... Trong giờ học hay đời thường, tôi không bao giờ áp đặt chính kiến của mình, ít khi yêu cầu các em "phải làm thế này" mà luôn quan niệm "nên làm như thế này". Nếu ý kiến của các em đúng, tôi sẵn sàng nghe theo.
Để giờ học đạt kết quả cao, tôi thường giới thiệu qua bài học mới để học sinh về nhà tự tìm hiểu, nghiên cứu trước khi lên lớp. Khi các em đã tìm hiểu trước, khi đến lớp, học sinh sẽ sôi nổi thảo luận về bài học, dễ hiểu bài hơn. Giờ học của tôi bây giờ không còn thụ động một chiều nữa mà thường thực sự sôi động. Nếu giáo dục khai phóng rèn cho con người tính phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, sự sáng tạo, thì những điều này thường được thể hiện rõ ở mỗi giờ lên lớp của tôi.
>> Để Toán, Lý, Hóa không 'cướp đi thanh xuân' của học sinh Việt
Với cách dạy mới, học sinh được quyền hỏi bất cứ điều gì, đưa ra bất kỳ cách giải nào, nhiều khi tôi còn rất bất ngờ, thậm chí là bối rối trước các cách giải mới mẻ, độc đáo của các em. Tôi thực sự là chỉ là người điều phối, giữ nhịp cho tiết học, quyền chủ động hoàn toàn thuộc về các em, điều đó có nghĩa là, tính chủ động của học sinh đã được phát huy tối đa. Buổi học thường có kết quả cao là điều hiển nhiên.
Tôi thường được phân công dạy lớp chuyên, lớp chọn Toán, học sinh là các em rất thông minh, có những em phải nói là cực kỳ thông minh. Thú thực, có nhiều bài toán tôi không giải ngay được nhưng các em học sinh lại giải được trước. Tôi có thể là người thầy không giải được nhiều bài toán khó, nhưng trong quá trình dạy học, tôi luôn cố gắng khơi gợi để các em có thể tự giải được chúng.
"Khi rời ghế nhà trường, chúng ta thường không nhớ đến những thầy cô đã giải cho ta bài toán khó, mà chỉ nhớ đến những người biết khơi gợi cho ta tự giải được chúng", nhà báo Thomas Friedman đã viết như vậy trong cuốn Thế giới phẳng.
Để mỗi tiết học thực sự khai phóng, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ cao để có thể giải đáp được các ý tưởng, thắc mắc của các em học sinh, hoặc có thể khơi gợi để các em có thể tự giải quyết những thắc mắc này. Đồng thời, người giáo viên phải có tâm hồn rộng mở để bỏ qua suy nghĩ: "người thầy là chân lý tuyệt đối", để có thể chấp nhận mọi suy nghĩ, ý tưởng dù có là khác biệt của các em.
>> Học Toán, Lý, Hóa không phải để tìm đáp số
Trong khi đợi ngành giáo dục có những điều chỉnh toàn diện, hướng tới nền giáo dục khai phóng, tôi cho rằng, mỗi gia đình cũng nên chủ động cho con em mình. Việc thực hiện giáo dục khai phóng trong gia đình nghe có thể to tát, xa xôi, nhưng thực chất chỉ đơn giản là: tôn trọng con em mình, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các con có thể làm những điều mình thích; không chỉ trích hay cấm đoán một cách cực đoan. Nhiều người dù không được đến trường, chỉ nhờ tự học nhưng vẫn thành công, đó là minh chứng rõ nét cho việc giáo dục khai phóng tại gia đình.
Để phát huy hết tiềm năng của con người, để con người có thể trở thành "người mình có thể là". Cũng theo tác giả cuốn Thế giới phẳng: "Chiến lược trước kia của các quốc gia là phát triển quốc gia hùng mạnh, ngày nay là tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân có thể trở nên hùng mạnh. Mỗi cá nhân hùng mạnh thì quốc gia sẽ hùng mạnh".
Có người nói "No fantasy, no art" (không có sự tưởng tượng thì không có nghệ thuật), cũng có thể suy rộng ra rằng: "không có sự khai phóng để tự do tưởng tượng, tìm tòi khám phá thì không thể có thành tựu". Ở phương Tây, người ta có câu "reinvent the wheel" (tái sáng chế cái bánh xe), hàm ý nói "mất thì giờ, tiền bạc và công sức để làm ra cái mà người khác đã sáng chế và đã hoàn thiện".
Một người bạn đại học với tôi có dịp qua Quảng trường Thời đại của Mỹ. Tại đây, bạn tôi có suy nghĩ đau xót là: "chúng ta chỉ có thể đi bên cạnh họ chứ không thể sánh vai được với họ". Giaó dục khai phóng là để góp phần tạo ra tri thức, chứ không đơn thuần là tiếp nhận tri thức. Đó chính là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để chúng ta có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">...
阅读更多Bác sĩ chia sẻ mẹo dễ ngủ, thu hút 2,6 triệu lượt xem
Ngoại Hạng AnhCác video ngắn trên TikTok của bác sĩ Youn được rất nhiều người xem.
Bác sĩ Anthony Youn, 48 tuổi đến từ Detroit (Michigan, Mỹ), là một bác sĩ phẫu thuật tạo hình nổi tiếng trên mạng xã hội với hơn 795.000 người theo dõi trên Instagram và 4,9 triệu người theo dõi trên TikTok.
Trong video của mình, bác sĩ Youn đưa ra một loạt các tình huống về những phàn nàn phổ biến của mọi người.
Trong một video, ông giả làm một người đang trằn trọc khó ngủ vào ban đêm. Trong bộ quần áo phẫu thuật, bác sĩ Youn khuyên mọi người thử ăn một muỗng bơ đậu phộng trước khi đi ngủ. “Nó chứa tryptophan nên sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn”, ông nói.
Tryptophan là một axit amin và các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng nó có thể làm tăng cả serotonin và melatonin, giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức của cơ thể.
Nhiều người xem đã hỏi liệu có phương pháp nào khác không vì họ bị dị ứng với đậu phộng. Ngay sau đó, bác sĩ Youn đã đưa ra một số thực phẩm thay thế khác rất giàu tryptophan, bao gồm sữa, cá ngừ đóng hộp và yến mạch.
Trong video, bác sĩ Youn cũng chia sẻ về cách làm giảm mức độ căng thẳng: “Hãy thử nhắm mắt lại, sau đó hít vào và đếm tới 4, rồi lại đếm tới 8. Làm điều đó một vài lần bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều".
Ông cũng đưa ra một số lời khuyên cho những người hay bị tê cánh tay. Theo bác sĩ Youn, bạn cần thử “lắc đầu từ bên này sang bên kia một vài lần”. “Việc đó sẽ giúp bạn thư giãn cổ và làm cho cánh tay của bạn hoạt động trở lại”.
Đăng Dương(Theo Independent)
Thức dậy sau giấc ngủ, người đàn ông bỗng dưng mất 20 năm ký ức
Một buổi sáng tháng 7/2020, Daniel Porter, 36 tuổi, đến từ Granbury, Texas, Mỹ thức dậy như thường lệ nhưng không hề biết người nằm bên cạnh mình là ai.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2: Derby của Đại bàng
- Tại sao mầm đỗ không độc như mầm khoai tây?
- Công thức bánh xèo dễ làm tại nhà
- Ba hiểu lầm khi dùng điều hòa cho trẻ
- Siêu máy tính dự đoán Everton vs MU, 19h30 ngày 15/2
- Chợ mạng sôi động phục vụ khách mua online khi giãn cách xã hội
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Getafe vs Betis, 0h30 ngày 24/2: Cân bằng
-
Đúng 9g thì cả đoàn xuống tàu tham quan đảo. Vừa xuống tàu là cô vợ gia đình nămngười chụp lấy áo phao phân phát cho cả nhà. Đầu tiên là chồng, hai đứa con, mẹ,và cuối cùng là cô, chiếc áo phao bị gãy một khóa. Hàng ghế bên kia, có tiếngông 50 đang càu nhàu vợ tội béo quá, mặc áo phao không vừa, rồi để mặc bà vợ hìhụi tự tháo giãn dây khóa áo, còn mình thì ung dung ngồi rung đùi ngắm biển. Tàura đảo thứ nhất, hướng dẫn viên hẹn đúng 10g có mặt để sang đảo kế tiếp, hai giađình ba người, mỗi gia đình gồm một mẹ và hai đứa con đều ra trễ 15 phút, lý do:mấy đứa nhỏ mải mê chọn quà lưu niệm. Nhìn kỹ, tuy bắt người khác chờ, nhưng cảnhóm đều mặt buồn như nhau. Có cô bé còn đang khóc thút thít, bà mẹ lầm bầm:“Thứ con gì đâu, y như của nợ, biết vậy cho ở nhà với ba mày”. Cô bé phụng phịutrả lời lại: “Tại má biểu chớ con muốn đi đâu. Đi với má chán chết, cái gì cũngcấm cản”.
Tàu đến đảo thứ hai. Tiếng là tham quan đảo nhưng mọi người không được lên bờ.Một số người mướn đồ lặn xem san hô, hoặc lượn mô tô nước. Có tám người trên tàutham dự tiết mục này, gồm một cặp kiều nữ đại gia, hai cặp nam thanh nữ tú ngườiHàn và hai cô gái người Ba Lan. Phía gia đình năm người lại có tiếng tranh cãi,anh chồng bảo vợ đưa tiền, vợ không đưa, bà má vợ góp thêm dầu, lặn có chút xíumà tốn bằng tiền chợ cả tuần, nhịn đi, mai mốt về dưới, ra sông, lặn cho đã. Từlúc đó, anh chồng không nói gì, ngồi như tượng đá, nhìn đăm đăm ra biển. Cho đếnkhi các cô gái đẹp trở lại tàu, mặt anh chồng mới giãn ra. Mà không chỉ mìnhanh, các quý ông còn lại đều như vậy. Bà 60 gọi chồng, rớt kìa, rớt kìa, ôngchồng quay lại hỏi rớt gì, bà vợ liếc xéo, rớt con mắt chớ rớt gì... Ông chồnglầm bầm, bà liệu hồn.
Cùng với những tiết mục mỗi lúc một vui hơn như chương trình văn nghệ hát chonhau nghe, bữa tiệc rượu trên biển thì tình hình chiến sự cũng càng lúc càngcăng thẳng. Bà 60 càu nhàu, hát như ễnh ương kêu mà cũng xung phong. Bà 50 trừngmắt nhìn theo hướng mấy ông chồng đang đứng ngắm say sưa các nàng tiên cá lượnlờ dưới nước trong bộ cánh bikini. Cô vợ nhà năm người quay sang thầm thì vớimình: “Đi nghỉ mát mà mát đâu chẳng thấy, chỉ thấy máu nóng dồn lên đầu. Năm sauđừng có hòng mà đi đâu nữa”. Mình nhớ mấy năm trước mình cũng từng ở trong tìnhcảnh này, thậm chí vừa lên xe, là chồng với đồng nghiệp đã lôi rượu với mồi ranhậu, để mặc vợ con tự xoay xở. Có lần, 12g đêm, mình và các chị bạn phải rabiển lôi xềnh xệch từng ông chồng về phòng. Bà nào cũng hận lòng, thề không đinữa. Vậy mà, sau đó lại quên ngay, cứ y như đau đẻ.
Tối, chẳng biết làm gì, mình lang thang dạo biển. Vừa qua khỏi cổng khách sạnmột chút thì gặp cô vợ nhà năm người đi vào, trên tay là các bọc thức ăn, nướcuống, cô giải thích, hồi chiều, ổng với tụi nhỏ ăn không no. Đi thêm một đỗi thìphát hiện phía trước là ba ông chồng cặp đôi 60, 50. Các ông mải mê vung tayvung chân nói chuyện. Một câu nói khá to lọt vào tai mình: “Ối giời, đi nghỉ mátvới các bà ấy, chẳng khác nào đi đày”.
Sự thật lúc nào cũng làm ta đau. Nhưng đau để tỉnh ra thì hẳn là cần thiết.(Theo Phunuonline)
" alt="Đi nghỉ mát với vợ chả khác gì... đi đày">Đi nghỉ mát với vợ chả khác gì... đi đày
-
Mất con sau 2 ngày thuê bảo mẫu Đối với những người làm cha mẹ, không có gì đau khổ hơn việc bị mất một đứa con vào tay những kẻ bắt cóc. Vợ chồng họ Tào ở Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) cũng vậy. Họ đã dành gần nửa cuộc đời mòn mỏi đi khắp nơi tìm con trong nỗi ân hận, day dứt.
Hồi tháng 1/1988, đúng lúc vợ chồng họ Tào muốn tìm người chăm sóc cho cậu con trai Tào Bình 5 tháng tuổi thì có một cô gái trẻ đến xin làm bảo mẫu. Qua trò chuyện, bà Tào cảm thấy cô gái này khá đáng tin nên đã nhận vào làm. Không ngờ, đến ngày thứ 2, cô gái lẳng lặng bế Tào Bình đi mất.
Bà Tào cuống cuồng báo cảnh sát để họ phát đi thông báo tìm người. Bản thông báo có ảnh Tào Bình mặc một chiếc áo khoác bông dày, khuôn mặt tròn trịa, tóc rậm và đôi mắt to tròn. Ngoài ra, trên đó còn có hình phác họa nữ bảo mẫu đã bắt cóc cậu bé.
Thời điểm đó, không chỉ trông chờ vào cảnh sát, gia đình họ Tào còn huy động người thân, bạn bè tỏa ra khắp các bến tàu, bến xe tìm kiếm. Họ thậm chí còn xin kiểm tra những hành khách xách theo các va li, túi xách cỡ lớn vì nghĩ rằng kẻ bắt cóc sẽ giấu đứa trẻ trong đó.
Thông báo tìm người năm 1988 của cảnh sát Quế Lâm. Tuy nhiên, vì cô gái kia dùng tên giả, thông tin giả nên cảnh sát không thể tìm ra tung tích của cô ta cũng như Tào Bình.
Việc con trai bị bắt cóc khiến vợ chồng họ Tào suy sụp. Họ bắt đầu lao vào công cuộc tìm con triền miên từ năm này qua tháng khác. Hơn một năm sau, họ sinh thêm một cô con gái đặt tên là Tào Dĩnh. Tuy nhiên, nỗi nhớ thương con trai đầu lòng không vì thế mà vơi bớt.
Trong nhà mình, bà Tào để riêng một chiếc tủ để cất đồ chơi của Tào Bình và không cho phép con gái động vào. Thậm chí, vợ chồng bà Tào còn luôn đặt con gái trong mối tương quan so sánh với anh trai. Mỗi khi Tào Dĩnh phạm lỗi, họ thường nói rằng: “Anh của con nhất định sẽ không làm như thế”.
Khi mua các món đồ lưu niệm, ông bà Tào thường mua hai chiếc và bảo với Tào Dĩnh: “Cái này của con, còn cái kia là của anh trai”. Hành động và suy nghĩ của bố mẹ khiến nhiều lúc Tào Dĩnh nghĩ rằng, anh trai đang ở trong nhà và lớn lên cùng mình.
Nỗi ám ảnh về đứa trẻ bị bắt cóc khiến vợ chồng họ Tào đề ra những nguyên tắc vô cùng khắt khe với con gái. Từ nhỏ, Tào Dĩnh luôn được đặt trong tầm mắt của cha mẹ. Ông bà Tào không thuê bảo mẫu, luôn tự mình đưa đón con, không cho phép con được nhận đồ ăn của người lạ. Tào Dĩnh sớm phải học thuộc số điện thoại của gia đình và luôn mang trong túi một thẻ điện thoại mệnh giá 50 tệ.
Trong suốt 30 năm, vợ chồng họ Tào liên tục đăng thông tin lên báo chí, các trang web tìm kiếm trẻ em bị bắt cóc. Họ còn kết nối với dữ liệu ADN tìm kiếm những đứa trẻ mất tích của cơ quan chức năng.
Suốt nhiều năm không có tin tức, họ nghĩ rằng, Tào Bình đã bị bán tới một nơi nào đó rất xa. Họ còn hy vọng Tào Bình được một gia đình khá giả nào nuôi dạy, được học hành đến nơi đến chốn.
Con trai quay lưng lại với mẹ đẻ
Tháng 5/2020, với sự trợ giúp của cảnh sát, vợ chồng họ Tào cuối cùng cũng tìm ra tung tích của con trai. Tào Bình lúc này đã có vợ và hai con. Anh sống ở một vùng nông thôn cách Quế Lâm chưa đầy 200km. Kẻ bắt cóc Tào Bình tên thật là Tần Phương. Suốt 32 năm, bà Tần không bán Tào Bình cho ai khác mà tự mình nuôi dưỡng.
Biết con trai đã phải chịu nhiều thiệt thòi, ông bà Tào tìm mọi cách bù đắp cho con. Thời gian đầu, mối quan hệ của Tào Bình với cha mẹ đẻ khá thuận hòa, vui vẻ. Thi thoảng, anh đưa vợ con đến ăn cơm cùng ông bà Tào. Bà Tào còn tặng cho con dâu một chiếc vòng vàng như món quà gặp mặt.
Ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ, Tào Bình đã nói rằng, anh không muốn mẹ nuôi phải ngồi tù. Tuy nhiên, những bất đồng dần dần xảy ra, đặc biệt là chuyện liên quan đến vấn đề giáo dục con cái.
Vợ chồng bà Tào vô cùng xót xa khi biết rằng, sau khi học hết cấp 2, con trai đã phải đi làm kiếm tiền thay vì tiếp tục học lên cấp 3 như các bạn cùng trang lứa. Bà Tào vì thế muốn chuyển trường cho cháu trai đến Quế Lâm để cháu có cơ hội phát triển tốt hơn, tránh đi vào lối mòn của bố trước đây. Tuy nhiên, Tào Bình không đồng ý.
Bà Tào từ lâu đã quyết kiện kẻ bắt cóc ra tòa. Bà luôn ấm ức cho rằng, Tần Phương đã cướp đi tương lai của con bà. Tào Bình đáng lẽ đã có thể vào đại học và có một cuộc sống tốt hơn nếu không bị bắt cóc.
Khi mâu thuẫn về chuyện học hành của cháu trai xảy ra, bà và con gái càng muốn Tần Phương phải ngồi tù. Bà mong muốn Tào Bình sẽ đứng ra làm chứng trước tòa, chống lại mẹ nuôi Tần Phương.
Tuy nhiên, Tào Bình nói, bao năm qua, mẹ nuôi đối xử với anh rất tốt. Vì vậy, anh không muốn làm bất cứ điều gì tổn thương đến bà ấy. Hơn nữa, hiện giờ anh đã có cuộc sống riêng nên muốn chuyên tâm vun vén cho gia đình. Anh không muốn cuộc sống bình lặng của mình bị đảo lộn.
Nghĩ đến những cay đắng mà mình phải gánh chịu bao năm qua, những thiệt thòi của con trai, bà Tào không đồng tình. Điều này khiến cho mối quan hệ của bà và con trai ngày càng xấu đi. Bà Tào giúp đỡ về vật chất hay quan tâm thế nào Tào Bình cũng không chịu nhận, thậm chí anh còn la mắng, chửi rủa, coi mẹ đẻ như kẻ thù.
Tháng 8 vừa qua, viện kiểm sát đã bác bỏ vụ kiện của bà Tào vì cho rằng, thời hạn truy tố vụ việc đã quá 20 năm. Tuy nhiên, bà Tào và con gái không chấp thuận và nói sẽ trình vụ việc lên cơ quan cấp cao hơn. Theo họ, trong vụ việc này, Tào Bình bị mẹ nuôi bắt cóc. Tần Phương không phải là người mua mà là nghi phạm trong vụ án hình sự.
Hành vi của Tần Phương đã vi phạm nghiêm trọng luật hình sự và tình tiết này sẽ không thể thay đổi bất kể đứa trẻ bị bắt cóc mong muốn ra sao. Thứ hai, xét về góc độ đạo đức, cha mẹ ruột của Tào Bình chính là nạn nhân lớn nhất, họ đã ngày đêm đau khổ vì mất con trong hơn 30 năm.
Bà Tào rất buồn khi con trai nói “sự thù hận trong mắt mẹ đẻ còn lớn hơn tình cảm gia đình”. Bà cho rằng, con mình đã mù quáng “nhận giặc làm mẹ” và quan hệ tình cảm này dựa trên một sự lừa dối suốt 32 năm.
Bà sẽ kiên quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng vì so với những đau khổ mà bà đã trải qua thì đó là việc làm hoàn toàn chính đáng. Suốt nhiều năm tìm con, bà Tào còn mắc phải chứng trầm cảm, sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bà Tào muốn công lý được thực thi bởi những vụ mua bán người đã gây ra bao cuộc chia lìa máu thịt, mang lại nỗi đau không thể xóa nhòa cho biết bao gia đình. Bà Tào lo ngại, nếu pháp luật không răn đe những kẻ như Tần Phương thì ai sẽ bảo vệ công lý? Ai sẽ ngăn chặn thêm những thảm kịch xảy ra?
Hồng Hạnh (Theo Sina, Sohu)
Cô gái bị cha đẻ bắt cóc 13 năm được đoàn tụ với mẹ
Bà mẹ người Mỹ vui mừng khi được đoàn tụ với cô con gái, hiện 19 tuổi, tại một cửa khẩu biên giới Mexico sau 13 năm xa cách.
" alt="Khốn khổ tìm con 32 năm, khi đoàn tụ con lại một mực bảo vệ kẻ bắt cóc">Khốn khổ tìm con 32 năm, khi đoàn tụ con lại một mực bảo vệ kẻ bắt cóc
-
Trong vai nhân vật trải nghiệm, Jain không đi giày mà chỉ xỏ đôi tất trắng. Đi dạo một vòng quanh đường phố với đôi tất trắng, kết quả khi quay về khiến cô bất ngờ.
Sau khi đi bộ một vòng, nữ du khách Ấn Độ khoe đôi tất trắng vẫn không bị dính bụi bẩn (Ảnh: Simran Balar Jain). "Không thể tin nổi. Đôi tất vẫn trắng tinh. Tôi đã đi bộ dọc theo những con phố và trên vỉa hè đông đúc. Chắc chắn Nhật Bản là quốc gia sạch sẽ nhất thế giới", cô gái Ấn Độ khẳng định.
Tuy nhiên trong video, Jain không nói rõ thời gian cô đã đi bộ bao lâu và tổng quãng đường di chuyển thế nào.
Video lập tức trở thành tâm điểm chú ý với rất nhiều nhận định trái chiều. Những người chưa từng tới Nhật Bản du lịch bày tỏ mong ước một lần được đặt chân tới đây để trải nghiệm cảm giác "sống ở quốc gia sạch sẽ nhất thế giới sẽ ra sao".
"Không thể tin nổi đôi tất vẫn trắng tinh dù đi bộ qua mấy tuyến phố. Trong khi ở nơi tôi sinh sống, chỉ đi vài bước thì đôi giày đã dính tàn thuốc, bã kẹo cao su và giấy vụn", một người dùng mạng xã hội ở Ấn Độ lên tiếng.
Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là video có chủ đích gây sự chú ý, tạo tương tác cao với nội dung phóng đại sự thật.
"Chắc chắn cô ấy chỉ đi loanh quanh vài bước ở khu vực quay phim. Làm gì có nơi nào mà đường phố không dính cát bụi như vậy", một tài khoản trên Instagram phản bác.
Cùng với đó, một số khác lại lên tiếng bày tỏ ủng hộ nội dung mà Jain chia sẻ.
Đường phố Nhật Bản sạch không một cọng rác (Ảnh minh họa: X).
"Tôi từng tới Nhật Bản du lịch và thấy ngạc nhiên nhiều thứ ở nơi này. Đường phố rất sạch sẽ dù thùng rác không nhiều. Sau các lễ hội âm nhạc, người dân và du khách đều tự nguyện dọn dẹp, không xả rác thải bừa bãi. Điều này rất đáng học hỏi", một tài khoản bình luận.
Bất chấp những lời phản đối hay ủng hộ, đến nay Jain vẫn giữ im lặng. Trong một đoạn video khác, nữ du khách Ấn Độ cho biết được trải nghiệm những cải tiến công nghệ ở Nhật Bản, thử món sinh tố và nước cam do robot làm. Cô hy vọng những công nghệ hiện đại này sẽ sớm xuất hiện tại quê hương mình.
Trẻ em Nhật Bản được học cách tự dọn dẹp từ nhỏ (Ảnh: Japan Intercultural). Dù video của cô gái Ấn Độ gây nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận từ lâu Nhật Bản đã nổi tiếng với những con phố sạch sẽ, hệ thống quản lý chất thải hiệu quả và giảm mức độ ô nhiễm ở ngưỡng tối thiểu.
Sự sạch sẽ và vệ sinh đã ăn sâu trong nếp văn hóa của người Nhật. Người dân tại đây nổi tiếng với nếp sống kỷ luật. Hành vi vứt rác bừa bãi bị coi là thiếu tôn trọng người khác.
Tờ SCMP(Hong Kong) cho biết, Tokyo hiện là nơi sinh sống của gần 14 triệu cư dân nhưng thành phố này có rất ít thùng rác công cộng vì hầu hết mọi người đều mang rác về nhà.
Vứt rác bừa bãi là hành vi bất hợp pháp tại Nhật. Những ai vi phạm có thể đối mặt với hình phạt lên tới 5 năm tù và phạt tiền khoảng 66.000 USD (1,7 tỷ đồng).
Các trường học tại Nhật Bản cũng nhấn mạnh vào việc giáo dục vệ sinh.
Ngay từ nhỏ, trẻ em ở Nhật được học về tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân bằng cách tự dọn dẹp lớp học thay vì thuê lao công. Việc thực hành này nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm và tinh thần làm việc theo nhóm.
Cùng với đó, việc duy trì sự sạch sẽ là trọng tâm của các nghi lễ thanh lọc trong tôn giáo ở Nhật Bản.
" alt="Cô gái bị tố phóng đại chuyện đường ở Nhật sạch tới mức không dính cát bụi">Cô gái bị tố phóng đại chuyện đường ở Nhật sạch tới mức không dính cát bụi
-
Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Union Berlin, 0h30 ngày 23/2: Phong độ sa sút
-
Ảnh minh họa Ấy thế mà, đúng là ông trời từng nói: ghét của nào trời trao của đó. Không hiểusố phận run rủi như thế nào, người yêu tôi lại sinh ra và lớn lên ở tỉnh lẻ. Anhlà sinh viên giỏi ở khóa trên, rất hiền lành, hình thức cũng được. Khi chúng tôitham gia sinh hoạt Đoàn cùng nhau, tôi chỉ coi anh là bạn bè bình thường. Thựcra, tôi không chê anh ở điểm gì chỉ trừ… quê anh không phải ở thành phố. Tôi xácđịnh không bao giờ yêu anh để tránh phiền phức chứ đừng nói lấy anh làm chồng.Thế mà, thời gian đưa đẩy, chúng tôi mỗi ngày một thân thiết từ lúc nào khônghay. Tôi chỉ nhận thấy cảm giác khác lạ khi Tết đến, anh về quê sum họp với giađình. Còn lại một mình ở thành phố, tôi thấy rất bứt rút, khó chịu, nhớ nhunganh. Hết Tết, anh trở lại trường, vừa gặp lại anh là tôi vui vẻ trở lại. Cứ nhưthế, xa nhau thì nhớ, gần nhau là cười.
Lúc biết mình đã đem lòng yêu anh, tôi đắn đo lắm. Tôi đã cố viện bao lý do đểbuộc mình phải chia tay anh. Rằng, nhà anh thì nghèo. Bố mẹ anh lại là nông dân.Các anh chị em anh cả năm chẳng ra khỏi mảnh ruộng, lúc nào cũng vất vả với lợngà, phân gio. Anh học giỏi thật nhưng thân cô thế cô nơi thành phố. Nói chung là“kém toàn tập”. Lấy anh rồi, tôi khổ là chắc chắn. Nhưng, không hiểu sao, càngdặn lòng mình phải tỉnh táo thì tôi lại càng đau khổ hơn. Tôi không sao làm chủđược trái tim mình. Một mặt muốn xa anh, nhưng, cứ nghĩ đến việc đó thành hiệnthực là tôi đau đớn. Đến trường, chỉ thoáng thấy anh đi cùng cô gái nào đó-dẫuchỉ là bạn bè bình thường, là tôi lại hốt hoảng. Tôi sợ người ta sẽ cướp mất anhkhỏi tôi.
Chúng tôi cưới nhau 2 năm sau. Nhờ thành tích học tập tốt, anh được trường đạihọc giữ lại làm giảng viên. Cho tới tận lúc gần lên xe hoa, tôi vẫn còn bănkhoăn không biết mình làm vậy có đúng không. Nhất là khi nhà trai đến nhà tôiđặt vấn đề, nhìn gia đình anh tôi đã biết có ngay sự lệch pha. Mẹ anh mặc chiếcáo lụa-chắc là cái đẹp nhất-nhưng tôi thấy vẫn toát lên sự quê mùa. Các chịanh-cũng cố gắng làm đẹp nhưng không dấu nổi đôi tay vàng vọt, chai sần vì lamlũ ruộng đồng. Trong khi đó, bố tôi diện comple. Mẹ tôi mặc áo dài nhung, vấntóc trông thật cao sang. Gia đình anh chắc cũng ngại ngần khi nhìn thấy gia đìnhtôi bề thế, cũng lúng túng mất một lúc lâu. Nhưng sau đó thì mọi việc cũng dầnđược gỡ bỏ. Bố mẹ anh thật thà, chất phác chứ không khách sáo, nói kiểu ngoạigiao khiến mọi người cũng cảm thấy thoải mái hơn.
Biết là anh không có nhà riêng ở thành phố, sau cưới, bố mẹ tôi đã mua luôn chotôi căn hộ riêng. Mẹ tôi sợ tôi khổ vì lấy chồng nghèo nên cho tôi đủ thứ. Mẹmua xe máy mới cho cả hai vợ chồng, trang bị đồ đạc, rồi cho cả một khoản tiềnnho nhỏ để làm vốn. Tôi hãnh diện lắm, thậm chí bụng bảo dạ còn nhủ rằng, anhmay mà lấy được tôi, đúng là chuột sa chĩnh gạo.Ảnh minh họa Biết chuyện, bạn bè của tôi bảo: Mày cẩn thận, người tỉnh lẻ khái tính lắm. Họkhông muốn mang ơn nhà vợ đâu. Khéo mà chồng nó… thù mày, lúc tức lên lại đánhmắng vì mày dám coi thường nhà họ đấy. Nghe vậy, tôi cũng chột dạ vì không biếtanh có cảm thấy vậy không. Nhưng, rất may, không thấy anh phản ứng gì. Anh còncười bảo: May mà có nhà em giúp đỡ chứ đợi vợ chồng mình tạo dựng được thế này,chắc là phải cả 10 năm nữa.
Thì ra, chồng tôi quan niệm, bố mẹ vợ cũng là bố mẹ mình. Nếu bố mẹ có điều kiệnmà cho các con thì cũng đâu có gì là xấu. Nhưng, không vì thế mà anh bằng lòngvới tài sản bố mẹ cho. Đúng như tôi nhận xét, anh là một người rất có chí tiếnthủ. Chỉ sau vài năm, anh đã hoàn thành bằng thạc sỹ, rồi tiến sỹ. Không có aithân thích, nâng đỡ nhưng năng lực của anh tốt đến nỗi được bầu làm phó khoa.Mọi người còn đánh giá, với ý chí của anh, trong tương lai, anh sẽ còn thăngtiến nữa. Trước khi tôi lấy anh, mẹ tôi cũng có không ít e ngại. Nhưng, càngngày mẹ tôi càng yên lòng. Mẹ mãn nguyện lắm. Mẹ bảo, anh sinh ra ở tỉnh lẻnhưng lại thành đạt và giỏi giang hơn khối thanh niên ỷ thế ở thành phố, bố làmto khác.
Nhưng, điều làm tôi mừng nhất là anh rất có hiếu với bố mẹ vợ. Anh biết tấm lòngcủa bố mẹ tôi luôn lo lắng cho hạnh phúc của chúng tôi nên càng ra sức hiếuthảo. Lớn lên ở vùng thôn quê nghèo khó, từ nhỏ anh đã phải chịu khó, chịu khổ.Làm con rể ở nhà tôi, anh không nề hà một việc gì. Cuối tuần vợ chồng đưa nhauvề nhà ngoại chơi, anh rất tinh ý, thấy có việc gì là lao vào làm luôn. Một lần,nhà tôi bị tắc cống, bố tôi lại đi vắng. Mẹ tôi chưa kịp gọi thợ đến thông giúpthì anh đã ra tay. Anh không chê không ngại việc bẩn, chỉ loáng cái là xong. Rồiđiện, nước trong nhà, một mình anh sửa chữa đâu ra đấy.
Chồng tôi cũng rất dân dã, không khách khí. Đói thì nói là đói, no thì nhận làno. Nhà vợ có gì cũng ăn, mà ăn thật nhiệt tình khiến mẹ tôi vui lắm. Mẹ cònbảo, chồng tôi được cái nết ăn ở còn hơn cả anh rể tôi. Trong khi chàng rể cảđến nhà vợ thì “công tử bột”, chẳng biết làm gì ngoài việc ngồi ở salon xem tivi. Chồng tôi có thể thay vợ vào bếp nấu một bữa ăn cho cả nhà ngon ơ.Ảnh minh họa Mấy năm sau cưới, tôi mang bầu rồi sinh con nên không có điều kiện về quê chồng.Tôi từ nhỏ quen được mẹ chiều nên cũng đoảng vị lắm. Tôi cứ ở rịt trên thànhphố, cậy thế ở quê mẹ chồng đã có các chị chồng chăm lo. Chỉ đến khi anh nhắcthì tôi mới nhớ ra và gọi điện về quê hỏi thăm sức khỏe mẹ. Nhưng, mẹ chồng tôidễ tính lại tâm lý. Bà không trách cứ tôi một câu, cứ một mực bảo mẹ khỏe lắm,các con ở ngoài đó cứ yên tâm nuôi con và công tác. Khi nào cháu lớn thì đưacháu về quê chơi với mẹ.
Thi thoảng, tôi cũng cùng đám bạn thân đi “tám” chuyện. Nghe đứa này kể khổ vìnhà chồng, đứa kia thì bị mẹ chồng bắt ne bắt nét mà tôi thở phào. Tôi mừng húvì không phải làm dâu ở tỉnh lẻ. Nhưng, trốn mãi cũng không được. Cuối năm, nhânkỳ nghỉ dài ngày, con tôi cũng đã cứng, chồng tôi quyết định cả nhà sẽ về quê.
Khỏi phải nói tôi lo như thế nào. Tôi nghĩ mình không thể ăn đồ quê, ở nhà quêđược. Quả như tôi nghĩ, ngày đầu tiên, tôi nhìn mẹ đun bếp củi mà hãi. Đến bữaăn, tôi nhìn bát thịt lợn toàn mỡ mà không nuốt nổi. Sau bữa, tôi nhận chân rửabát nhưng múc mãi không nổi một gầu nước giếng. Tôi nghĩ, quả này chắc là chếtvới mẹ chồng rồi. Hóa ra, mẹ chồng tôi biết tất cả. Hôm sau, bà cười tươi khôngbắt tôi nấu cơm. Bà bảo tôi cứ để bà đun củi cho. Rồi vào bữa ăn, tôi thấy trênmâm xuất hiện đĩa trứng thơm lừng. Tôi biết bà rán trứng dành riêng cho tôi. Tôicảm động mà rơi nước mắt. Tối đến, bà còn mang phích nước nóng vào tận nhà tắmcho tôi. Bà còn thay tấm ni long mới coóng ngoài cửa nhà tắm để tôi không cảmthấy ngại khi… tắm ở quê.
Những ngày sau đó, bà từng bước từng bước giúp tôi hòa nhập với cuộc sống nhàchồng. Tất nhiên, tôi không thể quen ngay được và vẫn còn vụng về. Nhưng, mẹchồng tôi không trách cứ, bóng gió tôi một câu. Bà bày tỏ tình cảm yêu quý tôibằng cả sự chân thành, chất phác. Tôi thấy ở quê có nhiều điều thật thú vị, mộtđứa con gái “tự kiêu” luôn cho rằng mình học rộng, biết nhiều mà vẫn chưa biếthết.
Bây giờ, tôi lại cảm thấy mình thật may mắn khi được làm dâu nhà anh.(Theo PNTĐ)
" alt="Lấy chồng nhà quê">Lấy chồng nhà quê